Thép SKD61 là ký hiệu của mác thép tiêu chuẩn Nhật Bản (JIS – Japan Industrial Standard) được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp nóng lạnh, tuy nhiên thép SKD61 được ưa chuộng hơn trong ngành công nghiệp nóng (thường dùng làm khuôn dập nóng).
Đặc tính của thép SKD61:
– Khả năng chống mài mòn cao do có chứa hợp kim Molypden (Molybdenum).
– Cân bằng nhiệt độ cao và độ dẻo. Khác với các loại thép thông thường, khả năng này mang lại cho thép SKD61 lợi thế lớn trong môi trường làm việc ở nhiệt độ cao.
– Khi nhiệt luyện SKD61 có độ cứng khoảng 50HRC 55HRC. Lưu ý: Trong trường hợp, độ cứng quá cao sẽ làm cho thép SKD61 giòn, dễ gãy.
– Gia công tốt ít bị biến dạng sau nhiệt luyện. Crom có tác dụng nâng cao độ bền chống ram và nhiệt độ cao do nó tạo ra cacbua nhỏ mịn khi ram tiết ra ở nhiệt độ trên 25000C nên có khả năng chống ram ở nhiệt độ 2500C ÷ 30000C.
Mác thép tương tự :
- H13 hay H-13 theo tiêu chuẩn AISI/ASTM-A681 của Mỹ.
- X40CrMoV5-1/ 1.2344 theo tiêu chuẩn DIN của Đức.
- 4Cr5MoSiV1 theo tiêu chuẩn GB của Trung Quốc.
- X40CRMOV511KU theo tiêu chuẩn UNI của Italia.
Ứng dụng của thép tấm SKD61
Nhờ những đặc tính nêu trên, thép tấm SKD61 được ứng dụng cho các sản phẩm sau: Thép tấm SKD61 ứng dụng cho sản phẩm nào?
1. Ứng dụng thép tấm SKD61 trong đúc áp lực
Đúc áp lực là công nghệ trong đó kim loại lỏng được điền đầy và đông đặc dưới tác dụng của áp suất cao. Khuôn đúc áp lực bao gồm 02 nửa khuôn khi bắt đầu quá trình đúc hai nửa khuôn sẽ đóng lại, kim loại lỏng đã định lượng được rót vào buồng phun.
Thời gian rót rất nhanh, chỉ khoảng vài chục giây với tốc độ hàng trăm m/s, áp suất vài trăm đến hàng nghìn atmosph. Áp suất được duy trì cho đến khi vật đúc đông đặc hoàn toàn. Rút ruột ra khỏi vật đúc, nửa khuôn động tách khỏi nửa khuôn tĩnh. Chốt nhả đẩy khuôn ra khỏi khuôn kết thúc một chu kỳ đúc và chu kỳ mới bắt đầu.
Vật liệu làm khuôn, ruột và chốt đẩy thường có độ bền, chịu ma sát, mài mòn, dẫn nhiệt tốt… Và ứng dụng thép tấm SKD61 trong ép khuôn áp lực khi có khả năng chịu nhiệt và khả năng giữ độ cứng trong môi trường nhiệt độ cao. Khuôn và các chi tiết khuôn được nhiệt luyện phức tạp để nâng cao tính năng làm việc, đòi hỏi phải mài nhẵn, đánh bóng, mạ crom, niken. Các công nghệ khác cũng có thể được sử dụng, chẳng hạn như nhuộm màu, anot hóa hoặc phốt phát bề mặt. Chế tạo khuôn cần độ chính xác tuyệt đối để đảm bảo chất lượng của sản phẩm khuôn chính, vì vậy quy trình chế tạo khuôn phải được tiến hành nghiêm ngặt và chế tạo khéo léo bởi những kỹ sư lành nghề.
2. Ứng dụng thép tấm SKD61 trong khuôn đúc áp lực hợp kim nhôm
Công nghệ đúc áp lực kim loại chủ yếu sử dụng hệ hợp kim nhôm Al-Si-Cu-Mg. Silic (Si) có tác dụng tăng tính lưu động và độ bền. Đồng (Cu) có tác dụng ổn định hóa học cho hợp kim, nhưng có xu hướng tập trung ở dạng tinh thể, làm giảm khả năng chống ăn mòn của hợp kim (Lượng đồng thêm vào thường không quá 4%). Magiê (Mg) cải thiện khả năng chống ăn mòn, độ dẻo và độ bền va đập. Lượng Mangie được thêm vào có thể lên tới 10%. Silic và Mangie tạo thành hợp chất Mg2Si, hòa tan trong dung dịch rắn trên cơ sở nhôm, làm tăng độ giòn của hợp kim hơn 1,2%.
Các hợp kim nhôm được sử dụng rộng rãi nhất: AlSi12, AlSi9Mg0.3, AlMg8, AlSi8Cu4.
Với các đặc tính chống mài mòn cao, cân bằng nhiệt độ cao và độ dẻo, chống ăn mòn, gia công tốt, biến dạng thấp sau khi xử lý nhiệt, khuôn đúc áp lực hợp kim nhôm chủ yếu được làm bằng thép. SKĐ61.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.